Thể thao

Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Sepsi, 22h00 ngày 17/1: Nỗ lực cải thiện phong độ

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-20 18:23:56 我要评论(0)

Pha lê - 17/01/2025 08:52 Nhận định bóng đá g vn đá mấy giờvn đá mấy giờ、、

ậnđịnhsoikèoUnireaSloboziavsSepsihngàyNỗlựccảithiệnphongđộvn đá mấy giờ   Pha lê - 17/01/2025 08:52  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Theo Reuters, ông Serhiy Demedyuk – người phụ trách an ninh mạng của Ukraine cho biết, các tin tặc từ Nga đang tấn công lây nhiễm các công ty của nước này, sử dụng các phần mềm độc hại để tạo “cửa hậu” trong hệ thống máy tính nhằm “dọn đường” cho một cuộc tấn công quy mô lớn sau đó.

{keywords}
Tin tặc đang chuẩn bị cho cuộc tấn công mạng lớn

Các tin tặc đã nhắm tới nhiều công ty, trong đó có các ngân hàng, các doanh nghiệp hạ tầng năng lượng – tất cả việc này được các nhà chức trách Ukraine cho là để chuẩn bị cho một lần tấn công toàn diện và đồng loạt. Hiện tại, Kiev đang phối hợp với các chính phủ nước ngoài để xác định những tin tặc nói trên.

Trước đó, Ukraine từng “dính” một những những đòn tấn công mạng mạnh nhất lịch sử khi virus có tên “NotPetya” tấn công, đánh sập nhiều cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp của nước này vào hồi tháng 6.2017. Thậm chí, “NotPetya” còn lan sang nhiều công ty trên toàn cầu, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

“Việc chính phủ Ukraine quyết định công bố thông tin này cho thấy họ e ngại rằng cuộc tấn công sẽ có tác động lớn và mọi người cần biết về điều này”, ông Jaime Blasco – nhà khoa học an ninh mạng hàng đầu tại công ty bảo mật AlienVault – cho biết.

Cũng theo Reuters, từ đầu năm đến nay, cảnh sát Ukraine đã xác định được nhiều loại virus được ẩn dấu trong thư điện tử gửi từ các tên miền hợp pháp của các cơ sở, viện trực thuộc chính phủ. Các tên miền này đều bị tấn công và giả mạo bằng một trang điện tử ma nhằm đánh lừa người dùng.

Về đợt tấn công mới này, ông Demedyuk dự đoán rằng virus có khả năng kích hoạt đồng loạt sớm nhất là vào Ngày Hiến pháp Ukraine (28.6) hoặc muộn nhất là Ngày Quốc khánh Ukraine (24.8) tới. Tuy nhiên, ông Demedyuk cho biết quy mô của lần tấn công mạng này sẽ không bằng đợt tấn công của “NotPetya”.

“Mọi thứ chung tôi thấy, mọi thứ chúng tôi phát hiện trong giai đoạn này: 99% dấu hiệu đều là từ Nga”, ông Demedyuk khẳng định.

H.N. - Đỗ Hồng Khanh - Ngọc Ánh (tổng hợp)

" alt="Tin tặc Nga chuẩn bị cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Ukraine?" width="90" height="59"/>

Tin tặc Nga chuẩn bị cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào Ukraine?

iPhone 8 và iPhone 8 Plus vừa mới được chính thức bán ra vào ngày 22 tháng 9. Chưa đầy một tuần kể từ ngày lên kệ, có khá nhiều người dùng cho biết họ gặp phải vấn đề về âm thanh khi thực hiện cuộc gọi trên hai chiếc iPhone mới này. Rất may, Apple đã xác nhận và sớm tung ra một bản sửa lỗi.

Thế nhưng những vấn đề của iPhone 8 và iPhone 8 Plus vẫn còn, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Báo cáo mới nhất cho biết, đã có một trường hợp iPhone 8 Plus phát nổ khi đang sạc tại Đài Loan (Trung Quốc).

Các phương tiện truyền thông tại đây cho biết, một người phụ nữ tên Wu sống tại thành phố Đài Trung đã mua một chiếc iPhone 8 Plus phiên bản 64GB. Chiếc điện thoại vẫn hoạt động khá tốt cho đến hôm thứ 3 vừa qua.

Người phụ nữ này cắm sạc chiếc iPhone 8 Plus khi đang còn 70% pin, bằng một bộ cáp sạc đi kèm máy. Tuy nhiên chỉ 3 phút sau đó, chiếc iPhone 8 Plus đã phát nổ lớn. Rất may vụ nổ không gây ra hỏa hoạn, cũng không gây ra thương tích gì cho người phụ nữ.

Chỉ có chiếc iPhone 8 Plus là bị hỏng hoàn toàn, phần màn hình bị tách ra khỏi vỏ ngoài của máy. Chiếc iPhone này đã được đưa về nhà máy sản xuất và bắt đầu quá trình điều tra. Liệu rằng một sự cố tương tự như Galaxy Note7 của Samsung có lặp lại với Apple?

Theo GenK

" alt="Một chiếc iPhone 8 Plus phát nổ sau 3 phút cắm sạc" width="90" height="59"/>

Một chiếc iPhone 8 Plus phát nổ sau 3 phút cắm sạc

 Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Viễn thông Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thì phải đi đầu về phát triển 5G. Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0, tạo ra thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ trong nước.

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Tại Hội thảo Đổi mới Sáng tạo Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ nhiều góc nhìn về việc giúp Việt Nam đi đầu trong phát triển công nghệ, đặc biệt là với 5G, IoT và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

2G, 3G, 4G và những bài học cho Việt Nam 

Mở đầu phần thuyết trình của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại những bài học mà Việt Nam đã từng trải qua trong việc triển khai các công nghệ mới như 2G, 3G và 4G. 

Ở thời điểm năm 1990, thế giới bắt đầu xuất hiện công nghệ 2G thì chỉ 3 năm sau, Việt Nam đã khai trương mạng điện thoại di động công nghệ số 2G đầu tiên. Năm 2000, thế giới xuất hiện công nghệ 3G, nhưng phải đến 2010, tức là 10 năm sau, 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam mới khai trương mạng điện thoại di động 3G. Đến khi 4G xuất hiện thì câu chuyện cũng gần tương tự như vậy.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đến năm 2018, tức là 8 năm sau khi thế giới xuất hiện 4G, chúng ta vẫn chưa được cấp tần số mới để làm 4G. "Mạng 4G mà các nhà mạng khai trương năm 2017 là do dồn dịch tần số 2G", người đứng đầu ngành TT&TT nói. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với việc sớm chấp nhận 2G, ngành viễn thông Việt Nam từng ở trong top 20 thế giới. Nhưng khi chuyển sang 3G, 4G, vì sự đi sau về công nghệ, thiếu nhân tố cạnh tranh mới, ngành viễn thông của Việt Nam đang xếp hạng ở vị trí 100. Về mật độ thuê bao di động băng rộng, năm 2017, ITU xếp Việt Nam đứng thứ 115/193, tức là dưới trung bình của thế giới. 

Trước thực tế đáng buồn này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ 5G đang tới là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng. 

“Muốn thay đổi thứ hạng thì hạ tầng viễn thông phải đi đầu. Chưa đi đầu được trên phạm vi toàn quốc thì đi đầu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bộ TT&TT chủ trương cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019, và đến năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G thì Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Mạng viễn thông Việt Nam phải được xây dựng bởi thiết bị Việt Nam

Thiết bị mạng 2G và 3G tại Việt Nam hiện đang 100% nhập ngoại. Khi triển khai 4G, lần đầu tiên chúng ta có thiết bị 4G Việt Nam, nhưng cũng đã là 8 năm sau khi 4G xuất hiện. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Với 5G, Việt Nam sẽ có thiết bị ngay từ ngày đầu tiên triển khai chính thức năm 2020. Đây sẽ là sự thay đổi lớn nhất, ý nghĩa nhất, và cũng là sự chuyển đổi về chất lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử viễn thông nước nhà. 

Người đứng đầu ngành TT&TT cho biết, Bộ TT&TT khích lệ và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, cả nhà nước và tư nhân, cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, nghiên cứu sản xuất được thiết bị viễn thông, kể cả thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối. 

Mục tiêu của chủ trương này là để lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, mạng viễn thông Việt Nam được xây lên bởi thiết bị Việt Nam. Việt Nam cũng phải trở thành nước thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiết bị viễn thông Made in Việt Nam, bao gồm tất cả thiết bị mạng và đầu cuối. 

Công nghệ 2G là công nghệ điện thoại thuần tuý. Công nghệ 3G là nửa điện thoại, nửa data. Công nghệ 4G là thuần tuý data, nhưng là cho người với người. Công nghệ 5G cũng là công nghệ data, nhưng được thiết kế cho kết nối vạn vật, với một loạt tính năng mới, như độ trễ thấp, tiêu thụ nguồn nhỏ. 

Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối. 2G/3G/4G kết nối 7 tỷ người thì 5G sẽ kết nối hàng tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo, thay đổi cơ bản cuộc sống của loài người. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, “Đây là sứ mạng của 5G, và sứ mạng ấy đặt lên vai ngành ICT Việt Nam”. 

Người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, kết nối vạn vật sẽ yêu cầu sự đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Do đó, các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, với dân tộc.  

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ về vấn đề chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật, hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu về CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước. Mạng lưới phải có trước, hạ tầng kết nối phải có trước, đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. 

Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ TT&TT hướng tới mục tiêu mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. 

Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm thiểu chi phí xã hội. 

5G tạo ra thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ Việt Nam 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, 5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. 

Nhu cầu rất lớn về thiết bị mạng lưới, đặc biệt là thiết bị đầu cuối, nhu cầu mang tính quyết định của an toàn, an ninh mạng, nhu cầu toàn dân về ứng dụng,sẽ tạo ra thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ Việt Nam. 

Người đứng đầu ngành TT&TT kêu gọi, “Chúng ta hãy coi Việt Nam là cái nôi để phát triển công nghệ và sản phẩm, để từ đây đi ra chinh phục thế giới. Cơ hội này rơi vào thế hệ chúng ta, nên chúng ta phải coi đây là trách nhiệm lịch sử của mình đối với dân tộc”. 

Thị trường viễn thông Việt Nam cần những nhân tố cạnh tranh mới để thúc đẩy phát triển, để có những đột phá mới về phát triển thuê bao băng rộng, để đến 2020 đạt mật độ thuê bao băng rộng 100%.  

Về cơ cấu dịch vụ, cần đặt mục tiêu để thoại và nhắn tin chỉ còn chiếm dưới 30% tổng doanh thu. Về tiêu dùng dữ liệu trên đầu người, Việt Nam phải vào top 30-50 trên thế giới. Về chuyển đổi số, cần để các nhà mạng phải là những công ty đầu tiên thực hiện chuyển đổi số triệt để. Về CMCN 4.0, các nhà mạng phải là người ứng dụng đầu tiên, hiệu quả về các công nghệ AI, Big Data, IoT. Về đổi mới sáng tạo, các nhà mạng cần phát triển các X-tech như Fintech, AgriTech, EduTech nhằm tạo ra những sự thay đổi lớn của các ngành. 

Về chính sách viễn thông, chính sách ICT, chính sách cho CMCN 4.0, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam phải đi đầu để thu hút con người, công nghệ, sản phẩm của cả thế giới về với chúng ta. Nhờ đó, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm của thế giới. 

Chính phủ đã giao Bộ TT&TT hợp tác với diễn đàn Kinh tế Thế giới để thiết lập một Trung tâm làm chính sách cho các công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0, cũng như các mô hình kinh doanh mới. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các chuyên gia, học giả, doanh nghiệp, nhà tư vấn, hiệp hội, người dân hợp tác cùng với Bộ TT&TT trong việc phát triển trung tâm này. Điều đó sẽ giúp Việt Nam có thể hình thành các chính sách kịp thời, phù hợp với sự phát triển, giúp Việt Nam đi đầu trong công nghệ mới mà đầu đầu tiên là công nghệ 5G.

Xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.

Trọng Đạt

Nhà mạng sắp thử nghiệm 5G và triển khai chuyển mạng giữ nguyên số

Nhà mạng sắp thử nghiệm 5G và triển khai chuyển mạng giữ nguyên số

Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước Quý III năm 2018 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), nhiều vấn đề quan trọng đã được đưa ra thảo luận, trong đó có việc triển khai 5G và dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.

" alt="Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0" width="90" height="59"/>

Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0